Tuy máy lạnh mạng lại làn gió mát rượi làm cho ta cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Nhưng nếu chúng ta không biết sử dụng đúng cách mà lạm dụng máy lạnh một cách vô tội vạ thì hậu quả sẽ vô cùng khó lường. Để bảo vệ sức khỏe người sử dụng, các chuyên gia của trung tâm sửa máy lạnh quận 5 sẽ chỉ ra nguy cơ và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh bệnh lí để giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh khi sử dụng máy lạnh.
- Mẹo khắc phục máy lạnh Panasonic có mùi hôi siêu nhanh
- Những điều cần biết trước khi mua máy lạnh cũ
- Cách nhanh nhất để làm máy lạnh tự chế tại nhà vào mùa nóng
Xem thêm: Máy lạnh Iverter có thật sự tiết kiệm điện như lời quảng cáo?
1) Những nguy cơ với sức khỏe cần tránh
PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn – Viện Tim mạch Quốc gia cho rằng, nếu chúng ta để nhiệt độ trong phòng quá thấp sẽ gây ra sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, nếu ra và vào môi trường chênh lệch đó, dễ dẫn đến nguy cơ ngạt mũi, đau họng, đặc biệt là người lớn tuổi bị các bệnh tim mạch, có thể bị các biến chứng nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ngất… hết sức nguy hiểm.
a) Lười vận động:
Khi ngoài trời nắng nóng, lại được ngồi trong phòng có máy lạnh mát lạnh, điều ai cũng thích. Thậm chí không ít người còn “ngồi lì” trong phòng máy lạnh, không muốn vận động. Khi không vận động cũng đồng nghĩa với việc máu lưu thông kém, các phản xạ kém, thể lực yếu đi, khởi nguồn cho các bệnh như béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp, đau khớp… phát triển
b) Vi khuẩn, nấm mốc phát triển:
Phòng kín liên tục cũng tạo điều kiện khiến cho các loài vi khuẩn, nấm mốc có sẵn trong phòng phát triển. Chúng bám chắc vào các cánh cửa, đồ dùng văn phòng, giường chiếu, bàn ghế, chăn đệm… rồi từ đó xâm nhập vào cơ thể con người để gây bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là vi khuẩn Legionella pneumophila thường xuất hiện trong ống nước của máy máy lạnh. Vi khuẩn này gây viêm phổi rất nặng, có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong.
c) Nhiễm khuẩn, nhiễm độc:
Khi trong phòng thường xuyên bật máy máy lạnh, tất cả các loại cửa đều phải đóng kín, không khí sẽ không được lưu thông một cách bình thường mà chỉ quanh quẩn trong phòng. Không khí này kém vệ sinh, chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh và các chất khí thải trong quá trình sinh hoạt, gây hại cho sức khỏe. Vì thế mà những người “mê” dùng máy máy lạnh có thể bị ngứa ngáy, nổi mẩn, dị ứng, nhức đầu, mất ngủ kéo dài, cơn cao huyết áp, cơn thiếu máu não thoáng qua làm chóng mặt.
d) Rối loạn bài tiết:
Nếu liên tục ngồi trước quạt hoặc phòng máy lạnh với nhiệt độ thấp, khiến cho các lỗ tuyến bài tiết trên da co lại, ngăn cản bài tiết mồ hôi khiến cho hoạt động đào thải các chất cặn bã của cơ thể bị ngưng trệ.
e) Bệnh đường hô hấp:
Không khí trong phòng bật máy máy lạnh thường rất khô, đối ngược hẳn với tình trạng độ ẩm cao ngoài trời – đó là nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường hô hấp.
f) Người dùng máy lạnh còn dễ mắc phải những nguy cơ khác như cảm lạnh:
Nếu vào phòng kín chạy máy máy lạnh mát lạnh, hậu quả sẽ là bị nhiễm lạnh. Dấu hiệu ban đầu là hắt hơi, chảy nước mũi, đau đầu và sốt nhẹ. Sau đó có thể là nhiều hậu quả khác kèm theo.
2) Ngồi máy lạnh như thế nào là đúng cách?
Với những người có bệnh về da, nhất là giới nữ, cần phải có biện pháp bảo vệ làn da. Một trong những bệnh gây ra do máy lạnh là hiện tượng mất nước, khô da. Để hạn chế tình trạng này bạn nên thường xuyên uống nước hoặc để một chậu nước dưới máy lạnh. Ngoài ra thỉnh thoảng bạn cũng nên lau sàn nhà bằng giẻ ướt.
BS Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc BV Nhi TƯ cho rằng, để trẻ nằm quá lâu khoảng 3 giờ trong phòng có máy lạnh, cơ thể sẽ mất nước, da khô khiến vi khuẩn tấn công vào vùng hầu họng, gây ra bệnh về hô hấp, khó thở, có thể sốt…Nếu không được chăm sóc tốt, trẻ có thể bị những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Lạm dụng máy lạnh không chỉ nguy hiểm đối với trẻ em, người già mà còn cả đối với những người khỏe mạnh như thanh niên, trung niên. Vậy dùng máy lạnh như thế nào để đúng cách nhất? Theo các chuyên gia, có ba vấn đề người dùng cần quan tâm.
Tận dụng các chức năng của máy lạnh. Để biết được hết các tính năng, tác dụng của máy, người dùng cần phải tham khảo, kỹ tư vấn của người bán, thợ lắp máy lạnh hoặc hãng sản xuất. Không ít máy lạnh có các tính năng tự động điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng giai đoạn, khi sử dụng người dùng cần phải biết các tính năng đó và ứng dụng vào, phù hợp với cuộc sống của mình, điều chỉnh nhiệt độ hợp lý.
Ngoài ra, với những người dù khỏe mạnh cũng không nên ngồi trong phòng máy lạnh quá lâu. Với những trong trường hợp phải ngồi máy lạnh cả ngày thì cần phải để cửa sổ thông gió hoặc vài giờ lại đứng dậy, ra ngoài vận động, đi dạo một lần, hít thở không khí trong lành.
Tránh sự chênh lệch, thay đổi môi trường nhiệt độ đột ngột. Nếu người đang ngồi trong phòng lạnh – phòng có máy lạnh, nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ bên ngoài thì trước khi ra khỏi phòng cần di chuyển đến nơi nhiệt độ chênh lệch không nhiều. Với những công sở, trước khi ra về, cần tắt máy lạnh trước khoảng 15 – 20 phút. Còn trong gia đình, trước khi ra ngoài, cũng nên tắt máy lạnh, để nhiệt độ bão hòa cùng với bên ngoài mới nên đi ra ngoài.
Không nên ở phòng máy lạnh thời gian quá dài. Khi dùng máy lạnh, người sử dụng nên để nhiệt độ chên với bên ngoài từ 3 – 4 độ C là phù hợp. Trong trường có trẻ nhỏ, nhiệt độ phù hợp nên ở mức 27 – 28 độ C là hợp lý.
Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn – Viện Tim mạch Quốc gia, những ngày nắng nóng người dân không nên để nhiệt độ máy lạnh quá thấp, chỉ nên để chênh so với nhiệt độ bên ngoài từ 3 – 4 độ C là phù hợp.
Với những trường hợp từ bên ngoài đi vào phòng máy lạnh, nhất là vừa đi dưới trời nắng nóng, mồ hôi nhiều, cần tránh vào phòng máy lạnh quá lạnh. Nên ngồi một lát ở phòng không bật máy lạnh khoảng vài phút rồi mới vào phòng bật máy lạnh.
Cần tạo độ ẩm nhất định trong phòng bật máy lạnh. Máy lạnh thường làm cho da khô nên khi sử dụng, bạn có thể làm tăng độ ẩm cho phòng bằng quạt hơi nước hoặc đặt một chậu nước trong phòng, phơi một khăn ướt thấm nước để tránh khô da và ngạt mũi.