Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ tại TPHCM có thể tăng lên 35 độ C thậm chí có khi lên đến đỉnh điểm là 40 độ C. Vì thế, để tránh nóng và giúp con dễ ngủ không còn cách nào tốt hơn là cha mẹ buộc phải dùng đến máy lạnh. Nhưng khi trẻ ở trong môi trường máy lạnh thì cần phải có cách chăm sóc riêng biệt nếu không trẻ rất dễ bị bệnh thậm chí là sốt cao. Sau đây, các chuyên gia của trung tâm sửa máy lạnh quận 5 sẽ chia sẻ bí quyết bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ khi nằm máy lạnh mùa nắng nóng.
- Làm sao để khắc phục máy lạnh không nhận remote
- Cách khắc phục máy lạnh bị đóng tuyết hiệu quả tại nhà
- Cách lựa chọn máy lạnh theo từng chế độ gió
Xem thêm: Nguy cơ và biện pháp phòng tránh bệnh lí khi ngồi máy lạnh
1) Uống đủ nước:
Hãy nạp đủ nước cho trẻ để tránh mất nước do thời tiết và phòng lạnh. Nên cho trẻ ăn hay uống những loại thức ăn giải nhiệt như cam, nước chanh…
2) Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột:
Khi sử dụng máy lạnh tránh tình trạng để quá lạnh và tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ như bế bé ra khỏi phòng lạnh mà ở ngoài thì nhiệt độ quá nóng.
Khi bé ở ngoài nắng về, ra nhiều mồ hôi, tránh cho trẻ vào ngay phòng dùng máy lạnh quá lạnh. Mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé ngồi một lát ở phòng không bật máy lạnh rồi mới để bé vào phòng bật máy lạnh. Nếu bé muốn ra ngoài, mẹ lại mở cửa phòng, cho bé đứng vài phút cho quen với môi trường xung quanh. Nên hạn chế việc cho bé ra vào phòng máy lạnh thường xuyên để tránh hiện tượng thay đổi đột ngột với những ngày trời quá nắng nóng.
3) Không để máy lạnh quá 2 tiếng:
Thời gian tối đa bạn dùng máy lạnh cho trẻ không nên quá 2 tiếng mỗi lần. Tức là khoảng 2 tiếng, bạn nên cho trẻ ra ngoài nhiệt độ bình thường khoảng 10 – 15 phút. Mỗi khi ra ngoài, bạn nên mở rộng cửa, đứng lại khoảng hai ba phút để thích ứng với môi trường xung quanh.
4) Đuổi không khí tù đọng:
Mỗi ngày, ít nhất bạn phải 2 lần tắt máy lạnh, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài. Kết hợp đón nhiều nắng vào phòng càng nhiều càng tốt
5) Thường xuyên vệ sinh máy lạnh và vệ sinh phòng:
Nếu thời tiết nóng em bé vẫn nằm được trong phòng lạnh, tuy nhiên không để hơi lạnh chiếu trực tiếp xuống bé, máy lạnh phải được vệ sinh kỹ trước đó, mỗi 1-2 tuần phải rũ bỏ bụi trong tấm lưới lọc và vệ sinh máy định kỳ.
Tốt nhất nên vệ sinh máy 3-4 tháng/ lần, trễ nhất là 6 tháng/lần để tránh nấm mốc, mầm bệnh, vi khuẩn… tấn công bé. Cần có sự trao đổi không khí giữa trong và ngoài phòng khi không sử dụng máy lạnh hay máy lạnh sử dụng kiên tục.
Phòng bật máy lạnh thường xuyên cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ. Khi không bật điều hòa, mở cửa phòng cho thông khí.
6) Nhiệt độ cơ thể:
Việc giữ ấm cho trẻ rất quan trọng. Mùa nóng, việc bật máy lạnh cho trẻ là điều nên làm nhưng chúng ta phải chú ý đến việc giữ ẩm cho bé. Nếu bật máy lạnh thường xuên, nhiệt độ cơ thể bá sẽ bị lạnh, bậc phụ huynh nên kiểm tra thường xuyên vùng ngực và sau lưng bé để dễ kiểm tra sức khỏe. Không nên cho bé mặc quá dầy vì dễ đổ mồ hôi gây cảm lạnh.
BS Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc BV Nhi TW cho biết, nguyên nhân là do thời tiết quá nắng nóng, trẻ thường nằm quạt thốc trực tiếp vào người khi ngủ. Vì khi trẻ ngủ say, thân nhiệt giảm nhanh rất dễ bị viêm họng, sốt, dẫn đến tiêu chảy. BS Lộc cảnh báo, nhiều cha mẹ quá lạm dụng máy lạnh để nhiệt độ chênh hơn nhiều so với ngoài trời, điều này không tốt cho trẻ nhỏ, chỉ nên để 27 – 28C là hợp lý. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong phòng khoảng 7 – 8C là phù hợp với sự thích ứng của cơ thể trẻ.
7) Đề phòng viêm hô hấp dẫn đến hen:
Khi trẻ có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần đưa trẻ đi khám, không được sử dụng thuốc điều trị hen mà không theo chỉ định của bác sĩ. Em bé mới sanh cần phải ủ ấm và tránh mọi tác nhân có thể gây dị ứng cho bé như bụi bặm, gió lùa, người lớn mang mầm bệnh khi tiếp xúc với trẻ.
8) Chế độ ăn uống:
Cần có chế độ ăn uống hợp lí cho trẻ để tăng cường hệ thống miễn dịch, sức đề kháng nâng cao.
– VD: các thực phẩm từ sữa, các thức ăn giàu vitamin D và chất kẽm…
9) Căn chỉnh nhiệt độ phòng các bé:
Nhiệt độ phù hợp trong môi trường nắng nóng như vậy thường là 25-26 độ C. Chênh lệch giữa phòng máy lạnh và bên ngoài đảm bảo là không quá 7 độ . Cũng không nên tận dụng vào máy máy lạnh tại vì như vậy sẽ khiến trẻ da bị khô, làm giảm sức đề kháng. Nên cho trẻ phơi nắng vào sáng sớm nắng nhẹ và buổi chiều ít gió để tăng cường sức đề kháng của trẻ với môi trường bên ngoài.
10) Tạo độ ẩm trong phòng:
Máy lạnh thường làm cho da trẻ khô nên khi sử dụng, bạn cần đặt một chậu nước trong phòng hoặc máy phun hơi nước tạo ẩm để tránh khô da và ngạt mũi cho trẻ. Bên cạnh đó, cần xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của trẻ.
Khi trẻ ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.
11) Địa điểm nôi của bé:
Đảm bảo không để máy lạnh hướng trực tiếp vào nôi bé khi ngủ vì như thế sẽ làm cho trẻ dễ bị cảm lạnh, không tốt cho đường hô hấp. Phải thỉnh thoảng nhỏ mũi trẻ bởi dung dịch nước muối y khoa, tránh gây khô mũi. Lúc đang ngủ, nên có 1 chiếc chăn mỏng cho các bé trong vùng thân để tránh lỗ chân lông nở ra dễ các bé cảm lạnh. Nên để trẻ khoác trang phục loại cotton.